Nghị định 119/2018/NĐ được ban hành gần một năm nay nhưng đến nay Bộ tài chính vẫn đang "loay hoay" ở dự thảo thông tư hướng dẫn.
Ngày 12/09/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 119/2018/NĐ-CP (NĐ 119) về hóa đơn điện tử (HĐĐT) khi bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các nội dung này, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính đang gấp rút xây dựng và hoàn thiện dự thảo thông tư hướng dẫn NĐ 119.
Trường hợp được và không được sử dụng HĐĐT
Về những điểm mới tại dự thảo thông tư hướng dẫn NĐ 119, đại diện Vụ Chính sách, Tổng cục Thuế cho biết, nội dung hóa đơn giấy và HĐĐT cơ bản giống với hướng dẫn tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính nhưng có bổ sung thêm chỉ tiêu mã của cơ quan thuế đối với HĐĐT. Về chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán-người mua, dự thảo thông tư quy định, trên HĐĐT không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua, trừ trường hợp có thỏa thuận riêng giữa người bán và người mua. Thời điểm lập HĐĐT được xác định là thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn và phù hợp với thời điểm lập HĐĐT. Ngoài ra, DN, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh có thể tạo thêm thông tin về biểu trưng hay logo để thể hiện nhãn hiệu, thương hiệu hay hình ảnh đại diện của người bán. Đối với hoá đơn GTGT kiêm tờ khai hoàn thuế, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Dự thảo thông tư quy định 9 trường hợp rủi ro cao về thuế phải sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế trong 12 tháng hoạt động liên tục (9 trường hợp này tương tự các trường hợp rủi ro cao về thuế, thuộc diện mua hóa đơn của cơ quan thuế quy định tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC). Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm công khai các DN, tổ chức kinh tế thuộc loại rủi ro cao trên trang thông tin điện tử của cục thuế, Tổng cục Thuế. Đồng thời, thông báo cho DN, tổ chức kinh tế thực hiện chuyển đổi để đăng ký sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế, chậm nhất 5 ngày trước khi tiếp tục sử dụng HĐĐT. Sau 12 tháng, DN, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp rủi ro, nếu được xác định không rủi ro và đáp ứng điều kiện sử dụng HĐĐT không có mã và có đề nghị thì sẽ được chuyển đổi sử dụng HĐĐT không có mã của cơ quan thuế.
Dự thảo thông tư cũng quy định rõ các trường hợp ngừng sử dụng HĐĐT bao gồm: có hành vi sử dụng HĐĐT để bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế; có hành vi lập HĐĐT phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân, bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế; bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề có điều kiện khi phát hiện không có đủ điều kiện theo quy định.
Xử lý HĐĐT khi có sai sót
Tại dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện NĐ 119, việc xử lý HĐĐT khi có sai sót được quy định rõ. Theo đó, trường hợp HĐĐT chưa gửi cho người mua có sai sót, thì người bán lập HĐĐT mới giao cho người mua. Trường hợp HĐĐT đã gửi cho người mua phát hiện có sai sót về tên, địa chỉ nhưng không sai mã số thuế và các nội dung khác, thì không phải lập hóa đơn thay thế. Đối với HĐĐT đã gửi sai về mã số thuế, số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế, hoặc hàng hóa ghi không đúng quy cách, chất lượng, thì các bên lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót và người bán lập HĐĐT mới thay thế cho hóa đơn đã lập. Trường hợp cơ quan thuế phát hiện HĐĐT đã được cấp mã, hoặc HĐĐT không mã đã lập có sai sót thì thông báo cho người bán để kiểm tra và lập lại HĐĐT mới thay thế (nếu cần thiết). Các trường hợp khác thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Phương thức chuyển dữ liệu HĐĐT không mã đến cơ quan thuế
Dự thảo thông tư hướng dẫn NĐ 119 cũng quy định rõ phương thức và thời điểm chuyển dữ liệu, HĐĐT không có mã đến cơ quan thuế. Theo đó, việc chuyển dữ liệu HĐĐT theo bảng tổng hợp cùng thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT áp dụng đối với trường hợp cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực: ngân hàng, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính ngân hàng, vận tải hàng không, điện, nước hoặc trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đến người tiêu dùng là cá nhân mà trên hóa đơn không nhất thiết phải có tên, địa chỉ người mua. Trường hợp bán xăng dầu cho người tiêu dùng cá nhân, thì người bán gửi bảng tổng hợp dữ liệu HĐĐT đến cơ quan thuế vào ngày làm việc tiếp theo. Đối với trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không thuộc trường hợp nêu trên, phải chuyển đầy đủ nội dung hóa đơn. Người bán sau khi lập đầy đủ các nội dung trên hóa đơn gửi dữ liệu hóa đơn cho người mua, đồng thời phải gửi hóa đơn cho cơ quan thuế.
Điều kiện được cung cấp dịch vụ HĐĐT
Về tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT, ngoài các nội dung đã được quy định tại NĐ 119, dự thảo thông tư yêu cầu chủ thể cung cấp dịch vụ HĐĐT phải có tối thiểu 5 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), đã triển khai hệ thống, ứng dụng CNTT cho tối thiểu 10 tổ chức, đã triển khai hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử giữa các chi nhánh của DN hoặc giữa các tổ chức với nhau. Về tài chính, có cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam với giá trị trên 5 tỷ đồng. Về nhân sự, có tối thiểu 20 nhân viên kỹ thuật trình độ đại học chuyên ngành về CNTT, có kinh nghiệm thực tiễn về quản trị mạng, quản trị cơ sở dữ liệu; có hệ thống thiết bị, kỹ thuật dự phòng đặt tại trung tâm dự phòng cách xa trung tâm dữ liệu chính tối thiểu 20 km để sẵn sàng hoạt động, khi hệ thống chính gặp sự cố.
Tổ chức hoạt động trong lĩnh vực CNTT cần gửi văn bản đến Tổng cục Thuế đề nghị ký hợp đồng cung cấp dịch vụ HĐĐT kèm theo đề án cung cấp dịch vụ. Tổng cục Thuế sẽ kiểm tra hồ sơ và thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận trong 10 ngày. Trường hợp được chấp thuận, Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục kiểm tra hạ tầng kỹ thuật của tổ chức được lựa chọn. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày kết nối thành công, Tổng cục Thuế thực hiện các thủ tục ký kết hợp đồng với tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT.
Được biết hiện nay, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân để hoàn thiện dự thảo thông tư hướng dẫn NĐ 119, sớm trình cấp có thẩm quyền ban hành.
Trường hợp được và không được sử dụng HĐĐT
Về những điểm mới tại dự thảo thông tư hướng dẫn NĐ 119, đại diện Vụ Chính sách, Tổng cục Thuế cho biết, nội dung hóa đơn giấy và HĐĐT cơ bản giống với hướng dẫn tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính nhưng có bổ sung thêm chỉ tiêu mã của cơ quan thuế đối với HĐĐT. Về chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán-người mua, dự thảo thông tư quy định, trên HĐĐT không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua, trừ trường hợp có thỏa thuận riêng giữa người bán và người mua. Thời điểm lập HĐĐT được xác định là thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn và phù hợp với thời điểm lập HĐĐT. Ngoài ra, DN, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh có thể tạo thêm thông tin về biểu trưng hay logo để thể hiện nhãn hiệu, thương hiệu hay hình ảnh đại diện của người bán. Đối với hoá đơn GTGT kiêm tờ khai hoàn thuế, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Dự thảo thông tư quy định 9 trường hợp rủi ro cao về thuế phải sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế trong 12 tháng hoạt động liên tục (9 trường hợp này tương tự các trường hợp rủi ro cao về thuế, thuộc diện mua hóa đơn của cơ quan thuế quy định tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC). Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm công khai các DN, tổ chức kinh tế thuộc loại rủi ro cao trên trang thông tin điện tử của cục thuế, Tổng cục Thuế. Đồng thời, thông báo cho DN, tổ chức kinh tế thực hiện chuyển đổi để đăng ký sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế, chậm nhất 5 ngày trước khi tiếp tục sử dụng HĐĐT. Sau 12 tháng, DN, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp rủi ro, nếu được xác định không rủi ro và đáp ứng điều kiện sử dụng HĐĐT không có mã và có đề nghị thì sẽ được chuyển đổi sử dụng HĐĐT không có mã của cơ quan thuế.
Dự thảo thông tư cũng quy định rõ các trường hợp ngừng sử dụng HĐĐT bao gồm: có hành vi sử dụng HĐĐT để bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế; có hành vi lập HĐĐT phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân, bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế; bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề có điều kiện khi phát hiện không có đủ điều kiện theo quy định.
Xử lý HĐĐT khi có sai sót
Tại dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện NĐ 119, việc xử lý HĐĐT khi có sai sót được quy định rõ. Theo đó, trường hợp HĐĐT chưa gửi cho người mua có sai sót, thì người bán lập HĐĐT mới giao cho người mua. Trường hợp HĐĐT đã gửi cho người mua phát hiện có sai sót về tên, địa chỉ nhưng không sai mã số thuế và các nội dung khác, thì không phải lập hóa đơn thay thế. Đối với HĐĐT đã gửi sai về mã số thuế, số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế, hoặc hàng hóa ghi không đúng quy cách, chất lượng, thì các bên lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót và người bán lập HĐĐT mới thay thế cho hóa đơn đã lập. Trường hợp cơ quan thuế phát hiện HĐĐT đã được cấp mã, hoặc HĐĐT không mã đã lập có sai sót thì thông báo cho người bán để kiểm tra và lập lại HĐĐT mới thay thế (nếu cần thiết). Các trường hợp khác thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Phương thức chuyển dữ liệu HĐĐT không mã đến cơ quan thuế
Dự thảo thông tư hướng dẫn NĐ 119 cũng quy định rõ phương thức và thời điểm chuyển dữ liệu, HĐĐT không có mã đến cơ quan thuế. Theo đó, việc chuyển dữ liệu HĐĐT theo bảng tổng hợp cùng thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT áp dụng đối với trường hợp cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực: ngân hàng, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính ngân hàng, vận tải hàng không, điện, nước hoặc trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đến người tiêu dùng là cá nhân mà trên hóa đơn không nhất thiết phải có tên, địa chỉ người mua. Trường hợp bán xăng dầu cho người tiêu dùng cá nhân, thì người bán gửi bảng tổng hợp dữ liệu HĐĐT đến cơ quan thuế vào ngày làm việc tiếp theo. Đối với trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không thuộc trường hợp nêu trên, phải chuyển đầy đủ nội dung hóa đơn. Người bán sau khi lập đầy đủ các nội dung trên hóa đơn gửi dữ liệu hóa đơn cho người mua, đồng thời phải gửi hóa đơn cho cơ quan thuế.
Điều kiện được cung cấp dịch vụ HĐĐT
Về tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT, ngoài các nội dung đã được quy định tại NĐ 119, dự thảo thông tư yêu cầu chủ thể cung cấp dịch vụ HĐĐT phải có tối thiểu 5 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), đã triển khai hệ thống, ứng dụng CNTT cho tối thiểu 10 tổ chức, đã triển khai hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử giữa các chi nhánh của DN hoặc giữa các tổ chức với nhau. Về tài chính, có cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam với giá trị trên 5 tỷ đồng. Về nhân sự, có tối thiểu 20 nhân viên kỹ thuật trình độ đại học chuyên ngành về CNTT, có kinh nghiệm thực tiễn về quản trị mạng, quản trị cơ sở dữ liệu; có hệ thống thiết bị, kỹ thuật dự phòng đặt tại trung tâm dự phòng cách xa trung tâm dữ liệu chính tối thiểu 20 km để sẵn sàng hoạt động, khi hệ thống chính gặp sự cố.
Tổ chức hoạt động trong lĩnh vực CNTT cần gửi văn bản đến Tổng cục Thuế đề nghị ký hợp đồng cung cấp dịch vụ HĐĐT kèm theo đề án cung cấp dịch vụ. Tổng cục Thuế sẽ kiểm tra hồ sơ và thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận trong 10 ngày. Trường hợp được chấp thuận, Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục kiểm tra hạ tầng kỹ thuật của tổ chức được lựa chọn. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày kết nối thành công, Tổng cục Thuế thực hiện các thủ tục ký kết hợp đồng với tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT.
Được biết hiện nay, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân để hoàn thiện dự thảo thông tư hướng dẫn NĐ 119, sớm trình cấp có thẩm quyền ban hành.
(Theo TCT online)
Tags
Tin mới